HOW TO công cụ trong sketchup
I. DRAWING : CÔNG CỤ VẼ 2D
1. Line (L) – Công cụ vẽ đoạn thẳng.
- Nhập L sau đó kích chuột trái từng điểm trên màn hình để vẽ tự
- Đưa chuột làm sao để đoạn thẳng đó hiện các màu Đỏ – Xanh lá cây – Xanh dương để chọn được chiều // với trục X-Y-Z bằng cách khóa các phím mũi tên di chuyển
- Chọn được phương nhập trị số để có đội dài chính xác.
- Nhật trị số cộng đơn vị để có độ dài. ( Ví dụ 5m tương đương nhập 3500 )
- Ấn các phím MŨI TÊN để khóa phương theo trục X – Y – Z
- Giữ SHIFT khi đã chọn được phương để khóa phương tạm thời.
Chức năng bổ xung: Kích chuột phải lên đường thẳng
- Entity Info : Hiển thị và chỉnh sửa thông
- Hide (H) : Ẩn đối tượng.
- J : Hiện tất cả
- K : Hiện đối tượng chọn đang bị ẩn.
- Soften : làm mềm và ẩn cạnh.
- Thiết lập bảng : + Smooth : Làm mềm cạnh. + Soften coplanar : Ẩn cạnh đồng phẳng.
- Divide : Chia đều cạnh.
[note]
- Hướng dẫn Setting sketchup khi lần đầu cài đặt
- Chi tiết các thông số Setting trong Enscape
- Generic vật liệu trong Enscape
- Khóa học sketchup miễn phí
[/note]
2. Freehand : Vẽ đường tự do.
- Sử dụng chuột trái để vẽ đường tự do (công cụ thường rất ít khi sử dụng)
3. Rectangle (R) : Công cụ vẽ hình chữ nhật hoặc vuông.
- Để vẽ hình chữ nhật chính xác theo kích thước cụ thể : Nhấn chọn 1 điểm đầu kéo ra 1 vị trí nào đó để nhìn cho dễ sau đó nhập chiều dài phẩy chiều rộng (chú ý: mỗi mãy có dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy khác nhau).
- Nhấn Ctrl để vẽ từ tâm.
- VD : Vẽ hình chữ nhật có chiều dài và rộng là 1000×1000: Ta nhập (1000mm X 1000mm) thì có thể nhập là 1000,1000 hoặc 1M,1M (dấu, hoặc ; phân tách giữa 2 số tùy theo từng máy tính)
Chức năng bổ xung: Kích chuột phải lên mặt phẳng có các tùy chọn :
- Select : All with same material :Chọn tất cả bề mặt có cùng vật liệu.
- Area : Tính diện tích : + Selections : Diện tích của mặt phẳng chọn.
- + Material : Diện tích của vật liệu.
- Intersect faces : Tạo nét giao giữa các mặt phẳng với nhau ( Ứng dụng : giao cắt đối tượng)
- Align View : Đưa mặt phẳng về hình chiếu bằng ( Camera à Parallel projection -Hình chiếu trục đo 0 điểm tụ).
- Align Axes : Đưa gốc tọa độ về góc mặt phẳng à Dóng bắt điểm theo cạnh và trục mới.
- Reverse faces : Đảo chiều mặt phẳng.
- Orient faces : Đảo chiều tất cả các MP khác theo chiều của MP chọn. ( Dùng thêm Plugin Frontface hỗ trợ đảo chiều mặt phải)
4. Rotated Rectangle : Vẽ mặt phẳng nghiêng. (ít sử dụng)
- Chọn điểm đầu và mặt phẳng 0 độ – nhập chiều dài – rê chuột chọn phương nghiêng – nhập chiều rộng và góc nghiêng ( chú ý Hộp báo trị số )
- Tại thao tác nhập chiều rộng và góc nghiêng : Ấn phím Alt để chọn mặt phẳng 0 độ tại vị trí bất kỳ.
5. Circle (C) – Vẽ đường tròn.
- Nhập lệnh C – Kéo ra 1 vị trí nhất định rồi nhập bán kính.
- Nếu muốn nhập thêm số cạnh thì nhập C à nhập số cạnh thêm S + kích thước bán kính
- + Trong đó S là số cạnh của hình (Số cạnh càng lớn hình càng mịn tuy nhiên ko được lớn quá 999)
Chức năng bổ xung: Chuột phải lên đường tròn:
- Divide: chia đều đường tròn thành nhiều cung bằng nhau.
- Explode curve: Phá vỡ đường cong thành các cạnh trời rạc.
6. Polygon : Vẽ đa giác đều. (ít sử dụng do sử dụng chung cùng Circle)
- Cách dùng giống hệt đường tròn. Nhấn Ctrl để chuyển đổi đa giác nội tiếp thành ngoại tiếp.
7. Arc : Vẽ cung tròn biết Tâm – Bán kính – Số đo góc. (ít sử dụng)
- Chọn 1 điểm đầu và 1 điểm cuối sau đó nhập bán kính đường cung
2 Point Arc (A) – Vẽ cung tròn biết Dây cung – Độ cao của cung. (hay dùng)
- Thêm ký tự R bên cạnh trị số độ cao để chuyển thành bán kính.
8. 2 Point Arc : Vẽ cung tròn đi qua 3 điểm (ít sử dụng)
Pie : Vẽ hình quạt biết Tâm – Bán kính – Số đo góc.
- Vẽ hình cung khép kín: Chọn điểm đầu nhập kích thước sau đó nhập số độ
Lưu ý :
- Kết thúc lệnh vẽ 1 đối tượng bất kỳ vẫn có thể nhập lại giá trị tương ứng gần nhất.
- Tất cả các đường tròn, đường cong đều có thao tác thay đổi số cạnh là nhập nS ( n là số cạnh của đường tròn, đường cong )
- Các đối tượng cơ bản 2D trên có thể kiểm tra và thay đổi thông tin trong bảng Entity Infor.
II. PRINCIPAL: CÔNG CỤ THIẾT YẾU
1. Select (Space – phím cách) : Lựa chọn đối tượng.
- Quét chuột từ trái sang phải : Chọn các đối tượng nằm trong vùng chọn.
- Quét chuột từ phải sang trái : Chọn các đối tượng nằm trong và giao cắt với vùng chọn.
- Click chuột 1 : Chọn đối tượng đơn.
- Click chuột 2 lần :
- + Lên cạnh : Chọn cạnh và mặt phẳng được tạo từ cạnh đó.
- + Lên mặt phẳng : Chọn mặt phẳng đó và các cạnh bao quanh.
- + Lên Group hoặc Component : Truy cập vào bên trong Group và Component đó để chỉnh sửa.
- Click chuột 3 lần : Chọn tất cả các đối tượng cạnh – mặt phẳng có tính liên kết với
- Kết hợp với phím tắt :
- + Giữ Ctrl : Cộng thêm đối tượng chọn.
- + Giữ Shift : Vừa cộng vừa trừ đối tượng chọn.
- + Giữ Ctrl + Shift : Trừ đối tượng chọn.
- + Ctrl + A : Chọn tất cả.
- + Ctrl + T : Hủy chọn ( hoặc chỉ chuột ra vùng trống).
2. Make component (G) : Tạo ra 1 nhóm đối tượng có cùng thuộc tính.
- Chọn đối tượng rồi ấn phím
- Bảng thiết lập hiện ra :
- + Definition : Đặt tên cho component hoặc không ( Đặt nếu cần thiết ).
- + Description : Mô tả cho component ( không cần thiết )
- + Set Component Axes : Đặt lại trục tọa độ cho component ( Đặt nếu cần thiết ).
- + Always face camera : Tạo ra component có 1 bề mặt luôn hướng về phía màn hình.
- ( Điều kiện để chọn được bề mặt luôn hướng về phía màn hình : Trục tọa độ phải có trục X song song với mặt đó, và trục Y hướng ra sau)
- Replace selection with component : Tách đối tượng có chung cạnh với nhau ( luôn nhớ phải tích ).
Chức năng bổ xung Chuột phải lên Component :
- Make Unique: Tách 1 hoặc nhiều component thành nhóm mới.
- Explode: Phân rã các lớp.
- Nên sử dụng Component nhiều hơn vì tính năng quản lý tiện lợi hơn.
3. Paint Bucket ( B ) : Công cụ đổ vật liệu.
- Nhấn chữ B trên bàn phím > chọn bảng vật liệu bên phải Metarial sau đó chọn đổ lên vật liệu
4. Eraser ( E ) : Công cụ xóa
- Giữ Ctrl: Soften cạnh
- Giữ Shift: Ẩn cạnh.
III. EDIT : CÔNG CỤ CHỈNH SỬA
1. Move ( M ) : Di chuyển đối tượng.
- Chọn đối tượng cần di chuyển – nhập M – chọn điểm di chuyển – chọn điểm đến.
- Ấn các phím mũi tên để khóa phương di chuyển theo trục X – Y – Z .
- Giữ Shift khi đã chọn được phương để khóa phương tạm thời.
- Khi đã chọn được phương có thể bắt điểm hoặc nhập khoảng cách di chuyển.
- Ấn Ctrl để copy đối tượng.
- + Nhập nX khi đã copy xong đối tượng thứ nhất để nhân thêm n đối tượng thẳng hàng bên ngoài dãy.
- + Nhập n/ khi đã copy xong đối tượng từ đầu dãy đến cuối dãy để chia đều đối tượng trong dãy.
- Khi di chuyển 1 điểm hoặc mặt phẳng, nếu bị khóa phương thì ấn phím Alt để hủy.
2. Push/Pull (p) : Đẩy mặt phẳng thành hình khối.
- Có thể chọn mặt phẳng trước sau đó nhập lệnh P để kéo nén → Chỉ thao tác được trên 1 bề mặt đó.
- Có thể không cần chọn mặt phẳng trước, nhập lệnh P để kéo nén luôn → Sẽ thao tác được trên nhiều bề mặt bất kỳ.
- + Cách kéo nén 01 : Giữ và di chuột trái lên bề mặt cần kéo nén.
- + Cách kéo nén 02 : Click lần 1 để chọn mặt – Click lần 2 để xác định điểm đến ( hoặc nhập khoảng cách)
- Kéo nén mặt phẳng đến vị trí cuối cùng của khối để đục khối.
- Kích đúp để kéo nén theo trị số trước đó.
- Ấn Ctrl để copy mặt phẳng cũ.
- Ấn phím Alt để tịnh tiến mặt phẳng theo phương pháp tuyến của nó ( trường hợp mặt phẳng đó không vuông góc với các mặt xung quanh nó).
3. Rotate (Q) : Quay – Xoay đối tượng.
- Chọn đối tượng – nhập Q – chọn tâm và mặt phẳng quay – chọn điểm nắm – di chuyển chuột chọn chiều hướng quay – nhập độ qua
- Nếu không có mặt phẳng quay :
- + Ấn các phím mũi tên Phải – Trái – Trên – Dưới để khóa phương mặt phẳng quay theo trục X – Y – Z
- + Giữ và di chuột trái theo phương của trục quay rồi buông ra để cố định được trục quay.
- Khi đang quay ấn Ctrl để copy :
- + Nhập nX khi đã copy xong đối tượng thứ nhất để nhân thêm n đối tượng hướng tâm bên ngoài cung.
- + Nhập n/ khi đã copy xong đối tượng thứ nhất để nhân thêm n đối tượng hướng tâm bên trong cung.
- Nếu quay cạnh hoặc mặt phẳng sẽ tạo ra hiện tượng vặn xoắn.
4 .Follow Me : Chạy theo đường dẫn
- Chọn đường dẫn → chọn lệnh → chọn tiết diện (Nếu tiết diện là Group hoặc Component thì chuột phải vào nó chọn edit rồi chỉ vào tiết diện).
- Tiết diện thường phải đặt vuông góc với đường dẫn.
5. Scale (S) : Công cụ thay đổi kích thước.
- Chọn đối tượng rồi nhập S – chọn các điểm nắm màu xanh để co kéo.
- + Nếu co kéo điểm góc : Thu phóng các chiều cùng một tỷ lệ.
- + Nếu co kéo điểm cạnh : Thu phóng theo 2 chiều tương ứng với cạnh đó.
- + Nếu co kéo điểm mặt : Kéo dãn đối tượng theo 1 chiều.
- Giữ Ctrl để thu phóng từ tâm.
- Giữ Shift để chuyển đổi thu phóng tỷ lệ của các chiều từ chung thành riêng hoặc ngược lại.
- Có thể thêm đơn vị bên cạnh trị số tỉ lệ để chuyển thành tổng độ dài.
6. Offset (F) : Sao chép đồng dạng mặt phẳng.
Chọn đối tượng cần offset rồi nhập F (hoặc nhập F rồi chọn đối tượng cần offset) → di chuyển chuột chọn hướng offset → nhập khoảng cách.
[note]
- Hướng dẫn Setting sketchup khi lần đầu cài đặt
- Chi tiết các thông số Setting trong Enscape
- Generic vật liệu trong Enscape
- Khóa học sketchup miễn phí
[/note]
IV. CONSTRUCTION : CÔNG CỤ XÂY DỰNG
1. Công cụ Đo kích thước (T):
- Kích vào 2 đầu đoạn thẳng để đo kích thước.
- Kích vào 1 đầu đoạn thẳng và 1 điểm bên ngoài để tạo điểm dóng.
- Kích vào 1 điểm nằm trên cạnh để dóng đoạn thẳng // (kích đúp vào cạnh đường dóng sẽ trùng với cạnh.
- Đo kích thước của 1 cạnh sau đó nhập kích thước mới để thu phóng toàn bộ đối tượng theo cạnh đó làm chuẩn (vào trong Group hoặc component để thu phóng riêng 1 đối tượng.). Chức năng này thường sử dụng cho những bản vẽ file hình ảnh hoặc PDF.
2. Ghi kích thước.
Kích vào 2 điểm bất kỳ kéo ra để ghi kích thước.
- Vào bảng Model info / Dimensions để thiết lập ghi chú.
- Expert dimension setting : Thiết lập ẩn hiện
- +Hide when foreshortened : Ẩn hiện Dim theo góc nhìn.
- +Hide When too small : Ẩn hiện Dim theo kích thước to nhỏ.
3. công cụ Đo góc.
- Thao tác thực hành trên lớp.
- Ứng dụng tạo độ dốc theo giá trị Góc thông thường : Thực hiện đo góc như thông thường – > Tại thao tác chọn góc thứ 2 thì nhập giá trị góc nghiêng.
- Ứng dụng tạo độ dốc % : Thực hiện đo góc như thông thường – > Tại thao tác chọn góc thứ 2 thì nhập X : Y ( X và Y là tỷ lệ %) VD (20:100) (2:10) (1:5)
4. Ghi chú đối tượng.
5. Công cụ đổi trục tọa độ .
- Chuột phải lên trục tọa độ để thêm các lựa chọn khác.
6. Công cụ Tạo chữ 3D.
- Bạn chỉ cần chọn vào công cụ 3D sau đó nhập nội dung chữ cần đưa vào.
- Lưu ý: Công cụ này không có chức năng sửa chữ nên bạn nên đánh chuẩn trước khi đưa vào
V. CAMERA trong Sketchup: Công cụ điều khiển khung nhìn
1. Orbit (Chuột giữa) : Xoay khung hình .
+ Giữ Ctrl + chuột giữa : Xoay tự do. (sử dụng chuột giữ cho tiện)
2. Pan (Shift + chuột giữa) : Công cụ di chuyển màn hình.
3. Zoom (Ấn Z rồi di chuột trái hoặc LĂN CHUỘT) : Zoom xa gần khung hình.
- Ấn Z rồi nhập thông số để thay đổi ĐỘ TỤ của ống kính ( Độ hút phối cảnh) ( Z đặt từ 35à50 tương ứng với mắt nhìn)
- Vào Camera/Field of view : Sau đó di chuột trái lên xuống để tăng giảm độ tụ ống kính mà không làm nhảy góc camera
4. Zoom window (Ctrl + Shift + W) : Zoom khít
- Sử dụng chuột trái sau đó quét vài vùng chọn. Hệ thống sẽ zoom đến đúng vị trí mà bạn đang chọn
5. Zoom extents (Shift + Z) : Zoom khít toàn bộ đối tượng lên màn hình.
6. Previous (Alt + Z) : Quay lại góc nhìn trước đó.
- Alt + X: Tiến lên góc nhìn.
7. Position Camera :
Kích chuột trái để đặt vị trí người quan sát.
8. Look Around : Di chuột trái để quan sát mắt nhìn.
+ Nhập thông số để thay đổi độ cao mắt nhìn. Thông thường từ 1m6 – 1m8
9. Walk : Di chuột trái để di chuyển bước chân
+ Giữ Shift + di chuột trái để thay đổi độ cao khi di chuyển
10. Zoom Selection ( Chuột phải ấn Z ) : Zoom khít đối tượng lên màn hình.
Lời kết
Như vậy qua bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn chi tiết cách sử dụng công cụ trong Sketchup. Qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ chi tiết hơn về phần mềm này.
Nếu các bạn đang là người chưa từng sử dụng sketchup bao giờ thì bạn có thể tham khảo. Khóa học sketchup từ cơ bản đến nâng cao của Graphic Express. Khóa học sketchup đào tạo 1 kèm 1. Cầm tay chỉ việc. Tay ngang cũng có thể làm được dễ dàng sau khóa học này.
Chúc các bạn thành công